Các hệ thống trên tàu Soyuz Tàu_vũ_trụ_Soyuz

Hệ thống kiểm soát nhiệt (SOTR/СОТР)

Viết tắt: SOTR (Система Обеспечения Теплового Режима - Sistema Obespecheniya Teplovogo Rezhima)

Giúp duy trì nhiệt độ ở mức bình thường (18 – 25oC) và độ ẩm 20 – 80% bên trong khu vực sinh hoạt và khoảng nhiệt độ 0 – 40oC cho các hệ thống và cấu trúc của tàu. Hệ thống gồm các yếu tố chủ động và thụ động, trong đó có lớp cách nhiệt EVI (Ekranno Vacuumnaya Izolyatsiya), hệ thống lưu thông khí, và các vòng chất lỏng làm mát bên trong và bên ngoài)

Để bảo vệ các hệ thống trên tàu khỏi sự thay đổi nhiệt độ rất mãnh liệt trong không gian, ngoại trừ các thành phần hoạt động như cảm biến, ăngten, cửa sổ, thiết bị kết nối, các vòi đẩy và các lá tản nhiệt, mọi phần bề mặt tiếp xúc với không gian của con tàu đều được bọc một lớp cách nhiệt màn chắn chân không nhiều lớp.

Hệ thống hỗ trợ sự sống (KSOZh/КСОЖ)

Viết tắt: KSOZh (Комплекс Средств Обеспечения Жизнидеятельности - Kompleks Sredstv Obespecheniya Zhiznideyatel'nosti)

Gồm các hệ thống giúp tạo ra và duy trì điều kiện sống trên tàu. Nó gồm sự cung cấp nước, thức ăn, toa lét và hệ thống hỗ trợ sự sống khẩn cấp.

Sau thảm họa của tàu Soyuz 11 năm 1971, các phi hành gia phải mang một loại áo du hành gọi là "Sokol" (Сокол - Chim ưng) khi ở trên tàu để đề phòng trường hợp vỏ tàu bị thủng. Áo này trên chính thức cũng được coi là một phần của hệ thống hỗ trợ sự sống.

Hệ thống cung cấp năng lượng (SEP/СЕП)

Viết tắt:SEP (Система Електропитания - Sistema Elektropitaniya)

Hệ thống này cun cấp nguồn điện 27V cho toàn bộ các hệ thống trên tàu. Hệ thống này lấy năng lượng từ mặt trời thông qua 2 tấm thu năng lượng mặt trời. Năng lượng này được nạp vào các ăcquy chính và ắc quy dự phòng. Một ắcquy ở module hạ cánh, một ắcquy ở module quỹ đạo (module cư trú) và các thiết bị tự động và giám sát.

Hệ thống thông tin và theo dõi

Hệ thống này gồm 5 thành phần chính:

  • Hệ thống liên lạc radio Rassvet (Рассвет - Bình minh): Cung cấp sự liên lạc bằng âm thanh giữa các phi hành gia và mặt đất. Liên lạc hai chiều giữa phi hành gia và trạm mặt đất được thực hiện thông qua băng tần có tần sồ rất cao (VHF - Very High Frequency).
  • Hệ thống đo đạc trên tàu SBI: Thực hiện tất cả các việc thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền về tất cả các dữ liệu đo đạc cho phép giám sát tình trạng các hệ thống trên tàu cũng như sức khỏe của phi hành đoàn. Hệ thống này hoàn toàn tự động.
  • Hệ thống Kvant-V: Cung cấp đường truyền radio hai chiều và sự điều khiển tàu trong suốt giai đoạn hoạt động trên quỹ đạo.
  • Hệ thống vô tuyến Klyost-M: cho phép truyền hình ảnh về từ khoang hạ cánh, cung cấp các hình ảnh truyên hình của hoạt động gặp gỡ và lắp ráp cũng như cho phép hiển thị dữ liệu và truyền về các dữ liệu vô tuyến thông qua máy phát Kvant-V.
  • Theo dõi radio quỹ đạo RKO: Xác định đường bay của Soyuz và Progress khi chúng ở trạng thái bay tự động. RKO nhận tín hiệu hỏi và gửi tín hiệu đáp lại cho trạm mặt đất. Hệ thống này được điều khiển bởi hệ thống radio Kvant-V và phối hợp với các máy tính ở mặt đất để quyết định vận tốc và vị trí của tàu.

Hệ thống điều khiển phức hợp trên tàu (SUBK/СУБК)

Viết tắt: SUBK (Sistema Upravleniya Bortovym Kompleksom)

Hệ thống này gồm nhiều công tắc lôgic: Thiết bị tính giờ chương trình APVU, bảng điều khiển của phi hành gia, hệ thống tách các module và hệ thống dây cáp. Hệ thống thi hành các mệnh lệnh của từ bảng điều khiển của phi hành gia, từ trạm điều khiển mặt đất, từ APVU hoặc thậm chí từ một con tàu khác sử dụng sự điều khiển từ xa.

Hệ thống điều khiển sự đẩy và chuyển động

Hệ thống đẩy kết hợp KDU sử dụng các động cơ hiệu chỉnh quỹ đạo và các động cơ đẩy điều chỉnh tư thế DPO. Tất cả đều sử dụng chất nổ gồm hai thành phần: Nitơ tetrôxit (N2O4) là chất ôxi hóa và dimêtilhidrazin không đối xứng (UDMH - H2NN(CH3)2) làm nhiên liệu. Các bộ phận chính gồm một hệ thống gây áp lực, hệ thống cung cấp chất nổ và đơn vị đẩy điều khiển quỹ đạo, ống đẩy điều khiển tư thế và tiếp cận DPU. Tàu Progress sử dụng một hệ thống tương tự nhưng không giống hệt.

Thời gian hoạt động của hệ thống là 180 ngày và được kiểm chứng để chứa chất nổ trong một năm.

Hệ thống điều khiển chuyển động Chaika-3 (SUD) sử dụng hệ thống điều khiển quán tính và phức hợp máy tính số trên tàu. Hệ thống có 2 vòng điều khiển: một vòng điều khiển tự động kỹ thuật số đóng vai trò hệ thống chính và một hệ thống điều khiển tương tự dự phòng.

Hệ thống quang học/ thị giác OVP được các phi hành gia sử dụng với chức năng điều khiển chuyển động. Hệ thống này gồm có:

  • VSK-4 (Vizir Spetsialniy Kosmicheskiy-4)
  • Hệ thống quan sát ban đêm (Visir Nochnogo Upravleniya po Kursu - VNUK-K)
  • Đèn lắp ghép
  • Máy ngắm của phi hành gia (Vizir Pilota-1 – VP-1)
  • Bộ tìm vùng radar (Lazerniy Dalnomer-1 – LPR-1)

Hệ thống gặp gỡ Kurs

Hệ thống Kurs (tiến trình) sử dụng một radar đáp ứng tích cực để đo đạc chuyển động tương đối giữa hai tàu vũ trụ trong quá trình tự động gặp gỡ và lắp ghép. Các tàu Soyuz và Progress được trang bị phần chủ động của hệ thống Kurs còn trạm không gian giữ phần thụ động.

Hệ thống ghép nối (SSVP)

Viết tắt: SSVP (Система стыковки и внутреннего перехода - Sistema Stykovki i Vnutrennego Perekhoda)

Lắp ghép là khả năng quan trọng hàng đầu của tàu Soyuz. Rất nhiều cơ chế lắp ghép đã được thử nghiệm trong khoảng năm 19671975 trước khi thiết kế "cây gậy và hình nón" được chấp nhận trở thành hệ thống lắp ghép cho Soyuz. Cơ chế này gồm một cái que trên tàu Soyuz và một hình nón tiếp nhận được cài đặt trên trạm.

Trong quá trình ghép nối, tàu Soyuz được đưa tới gần trạm (tự động hoặc bằng người lái) đủ để cái que trên Soyuz chạm vào hình nón tiếp nhận trên trạm. Khi Soyuz tiếp tục tiến lên, cái que này trượt thẳng tới trung tâm của hình nón và cuối cùng đi tới cái chốt ở trung tâm của hình nón. Các môtơ điện sau đó thu cái que này lại, kéo con tàu và trạm với nhau và tạo một đường hầm kín giữa tàu và trạm.

Ngoài ra các vòng đai xung xung quanh đường ngầm còn chứa các giao diện cho phép truyền điện năng, tín hiệu mệnh lệnh và điều khiển và không khí giữa tàu và trạm.

Cơ cấu này còn có một hệ thống kiểm tra lỗ rò trên mặt tiếp xúc (SKGS – Sistema Kontrolya Germetichnosti Styka) giúp kiểm tra áp suất ở mặt tiếp xúc và cân bắng áp suất giữa tàu với trạm, kiểm tra lỗ rò trên cửa chuyển tiếp và giải phóng áp suất khỏi bộ phận lắp ráp khi tàu tách khỏi trạm.

Hệ thống phát động hạ cánh (SIO-S)

Viết tắt: SIO-S (Sistema Ispolnitelnikh Organov Spuska)

Hệ thống này có nhiệm vụ giữ cho tàu được định hướng thích hợp trong suốt giai đoạn then chốt của chuyến bay, giai đoạn trở vào bầu khí quyển của Trái Đất.

Bộ dụng cụ trợ giúp hạ cánh (KSP)

Viết tắt: KSP (Kompleks Sredstv Prizemleniya)

Bộ dụng cụ này chứa tất cả các thiết bị giúp đảm bảo một sự hạ cánh an toàn trên mặt đất, mặt nước hay sau một cuộc phóng thất bại. các bộ phận chính của hệ thống này gồm một dù chính, dù phụ, động cơ giúp hạ cánh nhẹ nhàng và ghế ngồi hấp thu va chạm Kazbek.

Bộ dụng cụ di động hỗ trợ sống sót (NAZ/НАЗ)

Viết tắt: NAZ (Носимый Аварийный Запас - Nosimiy Avariyniy Zapas)

Bộ dụng cụ này chứa mọi thiết bị giúp các phi hành gia sống sót nếu sự hạ cánh diễn ra không theo kế hoạch khiến phi hành đoàn của tàu phải chờ đội cứu hộ đến trong một khoảng thời gian dài.

Hệ thống thoát hiểm khẩn cấp (SAS)

Cách hoạt động của hệ thống SAS.

Viết tắt: SAS (Система Аварийного Спасения - Sistema Avariynogo Spaseniya)

Được thiết kế để mang các bộ phận sinh sống được của tàu Soyuz khỏi tên lửa trong trường hợp tình huống khẩn cấp xảy ra ngay trên bệ phóng hoặc trong quá trình đi lên quỹ đạo.